2. Hướng dẫn sử dụng Makecode Arcade

Để lập trình cho GameKit, chúng ta dùng ứng dụng Makecode Arcade. Ở bài học này các bạn sẽ được hướng dẫn làm quen với giao diện lập trình của Makecode Arcade

Đầu tiên truy cập trang https://arcade.makecode.com

../../_images/3.png

Tại trang chủ, ta chọn New Project, hộp thoại đặt tên cho project sẽ hiện ra, hãy đặt tên để tạo một chương trình mới.

Hoặc nếu bạn là người thích mày mò, cũng có thể xem qua các phần khác, Makecode Arcade có các bài hướng dẫn làm quen với việc lập trình hay kho thư viện game mẫu giúp tạo cảm hứng, hỗ trợ cho người lập trình.

../../_images/4.png

Sau khi tạo Project mới, Arcade sẽ điều hướng bạn đến giao diện lập trình, nơi bạn sẽ xây dựng dự án game của mình ở đây.

Sẽ có 2 loại giao diện dành cho người lập trình là lập trình khối Blocksdạng text dùng JavaScript:

  • Blocks cho phép ngưới dùng xây dựng code dưới dạng các khối mã, giúp việc xây dựng chương trình trở nên trực quan, dễ hiểu rất thích hợp đối với những người mới lập trình.

  • Giao diện JavaScript biểu diễn chương trình dưới dạng các mã code thông thường giành cho lập trình nâng cao.

Hai giao diện được kết nối và có thể chuyển đổi cho nhau giúp cho người mới khi xây dựng chương trình với Blocks có thể dễ dàng tiếp cận với ngôn ngữ lập trình khi chuyển qua JavaScript.

../../_images/5.png

Giao diện lập trình Blocks của Makecode Arcade gồm 3 phần:

  • Vùng kéo thả: là phần giao diện nằm bên phải. Nơi bạn sẽ kéo thả các khối lệnh từ vùng khối lệnh để xây dựng chương trình của mình.

  • Vùng khối lệnh: là phần nằm giữa vùng kéo thả và vùng mô phỏng, ở chứa tất cả các khối lệnh dành cho việc xây dựng chương trình

  • Vùng mô phỏng: là phần giao diện nằm bên trái. Mỗi khi bạn kéo thả một khối lệnh, chương trình sẽ tự động lưu, biên dịch và hiển thị ở khối mô phỏng.

Các loại khối lệnh:

Sprites: Cho phép tùy chỉnh các thuộc tính của đối tượng trong trò chơi. Các đối tượng có thể là người chơi, kẻ thù, thức ăn, đạn, và nhiều hơn nữa!

../../_images/6.png

Controller: Cho phép chúng ta xác định các nút kiểm soát những gì. Ví dụ: Khi nhấn nút A, người chơi sẽ thực hiện kỹ năng.

../../_images/7.png

Game: Kiểm soát dòng thời gian của trò chơi cũng như khi người chơi thua hoặc thắng.

../../_images/8.png

Music: Âm nhạc và các hiệu ứng âm thanh.

../../_images/9.png

Scene: Tùy chỉnh kích thước, màu sắc và hiệu ứng của giao diện nền trò chơi.

../../_images/10.png

Info: Tùy chỉnh các yếu tố cốt lõi của trò chơi như điểm, bộ đếm, lượt chơi,…

../../_images/11.png

Loops: Cho phép lặp lại các khối lệnh nhất định dựa trên các điều kiện khác nhau.

../../_images/12.png

Logic: Gồm các khối lệnh được thực thi dựa trên điều kiện.

../../_images/13.png

Variables: Tạo các biến được sử dụng để lưu trữ dữ liệu. Ví dụ: vận tốc của đối tượng, điểm của đối tượng,…

../../_images/14.png

Math: Gồm các khối lệnh toán học.

../../_images/15.png

Advanced: Chứa các khối lệnh nâng cao và thư viện mở rộng.

../../_images/16.png