2. Các khái nhiệm cơ bản

Các khái niệm cơ bản


../../_images/n_1.png

  • Mạch điện

Là tập hợp các thiết bị điện nối với nhau bằng dây dẫn điện tạo thành vòng kín trong đó dòng điện có thể chạy qua.

../../_images/n_2.png

  • Nguồn điện

Là thiết bị phát ra điện năng. Các ví dụ về nguồn điện trong thực tế như pin, ắc quy, máy phát điện, nguồn điện từ ổ cắm điện trong nhà, v.v.

../../_images/n_3.png

  • Thiết bị tiêu thụ điện

Là các thiết bị biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác như cơ năng (máy quạt, bơm nước, v.v.), nhiệt năng (lò nướng, nồi cơm điện, v.v.), quang năng (đèn LED, đèn huỳnh quang, v.v.).

../../_images/n_4.png

  • Dây dẫn điện

Được làm bằng kim loại có khả năng dẫn điện như đồng, nhôm dùng để truyền điện năng từ nguồn điện đến các thiết bị tiêu thụ điện.

../../_images/n_5.png

  • Cường độ dòng điện

Đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện được gọi là cường độ dòng điện, kí hiệu là I, đơn vị là Ampe (A). Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn và ngược lại.

../../_images/n_6.png

  • Hiệu điện thế

Sự chênh lệnh điện thế giữa hai điểm trong mạch điện được gọi là hiệu điện thế (hay điện áp) giữa hai điểm đó, kí hiệu là U, đơn vị là Volt (V). Điện áp giữa hai điểm A và B được tính bằng công thức:

Uab = Ua - Ub

../../_images/n_7.png

  • Điện trở

Đại lương đặc trưng cho tính chất cản trợ dòng điện của vật dẫn điện được gọi là điện trở, kí hiệu là R, đơn vị là Ohm (Ω). Vật có điện trở càng nhỏ thì dẫn điện càng tốt và ngược lại.

../../_images/n_8.png

  • Định luật Ohm

Ohm là định luật quan trọng nhất trong điện học, do nhà vật lý học Georg Simon Ohm phát minh. Theo Định luật này mối quan hệ giữa 3 đại lượng U, I, R được thể hiện theo công thức:

I = U/R

Trong đó:
  • Đơn vị của I là Ampe (A).

  • Đơn vị của U là Volt (V).

  • Đơn vị của R là Ohm (Ω).


Chú thích ký hiệu


../../_images/n_9.png